Tảo lục (chlorella) được một nhà sinh vật học người Hà Lan phát hiện ra vào năm 1890. Những giá trị dinh dưỡng đặc biệt của loài vi tảo nước ngọt này đã lập tức thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu.
Trong hai cuộc Chiến tranh thế giới, người Đức đã thử dùng tảo lục làm thực phẩm cho quân đội. Tuy nhiên, các kết quả thu được lúc đó không mấy khả quan vì ở dạng tự nhiên, tảo lục rất khó tiêu.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nước Nhật, bị tàn phá nặng nề bởi hai quả bom nguyên tử và kiệt quệ vì chiến phí đó rơi vào tình trạng đói kém trầm trọng. Chính phủ Nhật, với sự giúp đỡ của Quỹ Rockefeller đó cho tiến hành một nghiên cứu trên 100 loại thực vật có sẵn ở địa phương để tìm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nhân dân. Cuối cùng, tảo lục đó được chọn. Năm 1957, một viện nghiên cứu chuyên về tảo lục được thành lập tại Nhật nhằm mục đích tìm hiểu mọi ưu điểm có thể tận dụng được của tảo lục để khai thác triệt để loại thực vật này như một nguồn cung cấp dinh dưỡng tiềm năng.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nước Nhật, bị tàn phá nặng nề bởi hai quả bom nguyên tử và kiệt quệ vì chiến phí đó rơi vào tình trạng đói kém trầm trọng. Chính phủ Nhật, với sự giúp đỡ của Quỹ Rockefeller đó cho tiến hành một nghiên cứu trên 100 loại thực vật có sẵn ở địa phương để tìm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nhân dân. Cuối cùng, tảo lục đó được chọn. Năm 1957, một viện nghiên cứu chuyên về tảo lục được thành lập tại Nhật nhằm mục đích tìm hiểu mọi ưu điểm có thể tận dụng được của tảo lục để khai thác triệt để loại thực vật này như một nguồn cung cấp dinh dưỡng tiềm năng.
Ngay từ những năm đầu sau chiến tranh, người Nhật đã dùng tảo lục vào rất nhiều loại thức ăn khác nhau: trong các loại bánh, sữa bột và đồ uống cung cấp cho các trường học và các đơn vị phòng vệ. Việc dùng tảo lục vào đồ uống được khuyến khích vì đã có một số nghiên cứu cho thấy tảo lục có khả năng khích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn có ích lactobacillus. Tiếp đó, nhiều tác động có lợi khác của tảo lục đối với sức khoẻ con người đó dần dần được khẳng định bằng những công trình nghiên cứu khác: làm lành các vết loét dạ dày và tá tràng kích thích việc tái tạo các tế bào, giúp nhanh chóng làm lành các vết mổ, làm giảm nhẹ tình trạng tụt hồng cầu trong nhiều trường hợp áp dụng hoá trị liệu, bảo vệ người bệnh khỏi các chứng viêm nhiễm đường hô hấp…
Tới thập niên 70, việc sử dụng tảo lục làm thực phẩm đã bước vào một thời kỳ phát triển cực kỳ thuận lợi nhờ việc ra đời một phương pháp xử lý cho phép tách màng tế bào, nhờ đó, tảo lục có thể được cơ thể người hấp thu tới hơn 80%. Hiện nay, tảo lục đã chính thức được nhiều nước coi là một loại phụ gia thực phẩm có giá trị đặc biệt. Riêng tại Nhật Bản, nó được hơn 4 triệu người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Lượng tiêu thu tảo lục ở quốc gia đông Á này đã lên đến hơn 1.500 tấn mỗi năm.Tảo lục hiện có mặt trong rất nhiều loại thức ăn có sức tiêu thụ mạnh nhất tại Nhật như trà, sữa chua, mỡ, nước ép hoa quả.. Chính phủ Nhật cũng đã xếpTảo lục vào danh sách Các thực phẩm liên quan đến lợi ích quốc gia.
(Thông tin được lấy từ mạng naturosante.com, unives-nature.com, mercola.com, giáo trình cao học công nghệ vi tảo, tạp chí sinh học,
tài liệu do GS.TS Đặng Đình Kim- Viện trưởng viện Công nghệ môi trường, GS.TS Y. Lemoine đại học S phạm Pari cung cấp)