Arginine là một trong 20 axit amin quan trọng theo yêu cầu của cơ cho sức khỏe. Amino axit tạo thành nền tảng của tổng hợp protein hoặc phát triển. Protein cần thiết cho các chức năng bao gồm phát triển cơ bắp đến quá trình chữa bệnh. Chất đạm, cùng với carbohydrate và chất béo là nguồn năng lượng chính của cơ thể.
L-arginine là một axit amin hỗ trợ sản xuất oxit nitric. Bạn có thể không biết L-arginine, nhưng chắc bạn sẽ biết về nitric oxide.
Nitric oxide hoặc NO, có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông máu khắp cơ thể tối ưu nhất, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng quan trọng đối với mô trong cơ thể, làm giãn nở mạch máu và giữ cho huyết áp được kiểm soát. Khi bất kỳ mô nào trong cơ thể cần một lượng máu lớn hơn để tăng cường chức năng hay chữa lành vết thương, não sẽ báo hiệu các mạch máu tại các khu vực bị ảnh hưởng giải phóng oxit nitric, giúp tăng lưu thông, do đó cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng.
Tác dụng của arginine với sức khỏe
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một lợi ích tuyệt vời của L-arginine là khả năng làm giãn các mạch máu. Cụ thể hơn, giãn mạch chính là sự mở rộng của các mạch, trong đó có động mạch. Đây là một phản ứng trực tiếp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô trong cơ thể.
Khi cơ thể có nhu cầu oxy hoặc các chất dinh dưỡng, các mô không những giải phóng oxit nitric mà nó còn làm tăng sự giãn mạch, cho phép cải thiện lưu thông máu đến các khu vực này. Khi lưu thông được cải thiện, oxy và chất dinh dưỡng được cung cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các mô của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy L-arginine có lợi cho việc giảm viêm, cải thiện các mạch máu và hệ thống tim mạch, đó là lý do tại sao arginine đường uống là một trong những chất bổ sung phổ biến nhất được khuyến cáo bởi các chuyên gia tim mạch. Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bổ sung L-arginine có thể là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy L-Arginie giúp giảm huyết áp hiệu quả ở các bệnh nhân tiểu đường và người lớn khỏe mạnh.
Nó cũng thường được sử dụng để điều trị đau ngực (đau thắt ngực) do tác dụng của nitric oxide ngăn ngừa cục máu đông (huyết khối). Theo một số nghiên cứu bổ sung từ 2 đến 3 gram L-arginine một ngày đã được chứng minh sẽ giúp giải quyết không dung nạp nitrat ở hầu hết mọi người bị đau thắt ngực. Và cuối cùng, arginine có khả năng cải thiện hiệu quả tập thể dục một cách an toàn ở những người có sức chịu đựng thấp, các vấn đề tuần hoàn và có tiền sử bệnh tim.
2. Giảm cholesterol máu
Năm 1999, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, bằng cách bổ sung thêm L-arginine vào các chế độ ăn uống cụ thể sẽ giúp nồng độ cholesterol hạ xuống. Có hai loại cholesterol: Cholesterole có mật độ lipoprotein thấp và cao. Bạn có thể hiểu đơn giản là, cholesterol là “mảng bám hay chất béo” có thể tích tụ trong thành động mạch. Cơ thể cần cholesterol để duy trì chức năng, tuy nhiên nếu quá nhiều cholesterol “xấu” (LDL), cholesterol có thể dần dần chồng chất lên trong thành động mạch, dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, bao gồm cả bệnh tim và đột quỵ.
L-arginine và nitric oxide giúp tăng thể tích mạch máu của cơ thể, do đó giúp điều chỉnh huyết áp hiệu quả. Chẳng hạn như L-arginine làm giãn mạch hoặc mở rộng các mạch máu, làm tăng tốc độ lưu thông và loại bỏ những chất béo lắng đọng bên trong thành động mạch.
Tiến sĩ John Cooke của Đại học Stanford đã tiến hành nghiên cứu khả năng L-arginine làm giảm nồng độ cholesterol bằng cách: Bổ sung L-arginine trong khẩu phần ăn của 43 bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao. Trong vòng một tuần, những bệnh nhân tham gia nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện đáng kể về mức độ lưu lượng máu ngoại biên.
3. Làm giảm viêm, chống lại ảnh hưởng của lão hóa
Ngoài lợi ích đối với hệ tim mạch, một trong những lợi ích chính của L-arginine là chống lại viêm và tăng cường chức năng miễn dịch. L-arginine đã được chứng minh khả năng thu nhận gốc tự do đáng kể do tác động của nó lên enzyme gọi là superoxide dismutase (SOD) cũng như các cơ chế chống oxy hóa khác. Nó thường được sử dụng kết hợp với các chất chống oxy hóa như vitamin C và dầu cá omega-3, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.
4. Tăng hiệu suất tập thể dục
L-arginine được biết là có hiệu quả cải thiện lưu lượng máu, nó giúp mang tới nhiều chất dinh dưỡng và oxy cho các mô cơ và khớp. Điều này có nghĩa khi bổ sung L-arginine, bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích của tập thể dục hơn và ít đau cơ hơn. Nó thậm chí còn được sử dụng trong một số trường hợp làm tăng nhiệt và tuần hoàn đến các khớp bị tổn thương hoặc bàn tay/bàn chân lạnh, đặc biệt là ở những người chịu biến chứng từ các bệnh như lưu lượng máu kém, viêm khớp hoặc tiểu đường. Ví dụ, ở những người bị đau liên tục chi dưới (do hẹp mạch máu ở chân và bàn chân bởi tích tụ mỡ thành các mảng xơ vữa), bổ sung L-arginine đã được chứng minh là cải thiện đau nhức cơ bắp và tăng hiệu suất đi bộ.
Ngoài ra, arginine còn được cơ thể sử dụng để tăng sản xuất hormone tăng trưởng, prolactin và một số axit amin – bao gồm creatine, L-proline và L-glutamate. Nó thậm chí còn cải thiện độ nhạy với insulin, tương tự như cách tập thể dục, bằng cách cho phép thêm đường vào tế bào. Vai trò của L-arginine trong việc trao đổi chất rất quan trọng trong xây dựng các mô cơ, chống viêm và đau khớp, sửa chữa thương tích và chức năng thần kinh nói chung.
5. Cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa bệnh
L-arginine mức độ thấp đã được tìm thấy ở một số bệnh nhân bị bệnh tật, chấn thương và ung thư. Người ta tin rằng một số tế bào ức chế miễn dịch nhất định (gọi là MSCs) có thể gây ra thiếu hụt arginine hoặc mức độ thấp lưu thông trong máu. Điều này bởi vì các tế bào lympho T của hệ miễn dịch phụ thuộc vào arginine để bảo vệ cơ thể.
L-arginine được khoa học chứng minh có công dụng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng kích thước và sức mạnh của tuyến ức. Tuyến ức là hệ thống nội tiết tuyến sản xuất ra các tế bào T, còn được gọi là “tế bào chiến đấu”, chịu trách nhiệm chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu đã cho thấy L-arginine “có thể làm tăng trọng lượng của tuyến ức, một hiệu ứng tương quan trực tiếp đến sự gia tăng số lượng các tế bào lympho T”.
Nó cũng được sử dụng để cải thiện chức năng protein trong chữa lành vết bỏng và thậm chí có thể giúp chống sâu răng. Vì L-arginine có tác dụng tăng cường miễn dịch, nó thường được dùng cho những người trải qua hóa trị hoặc phẫu thuật, nhiễm virus và nhiễm trùng (kể cả HIV).
6. Giúp điều trị rối loạn chức năng cương dương và vô sinh ở nam giới
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng L-arginine tham gia vào quá trình sao chép tế bào, vì vậy nó có thể giúp cải thiện cả sản xuất tinh trùng và tính di động của tinh trùng. Những người đàn ông có các vấn đề về tim mạch gắn với mức độ NO thấp trong máu dễ bị rối loạn chức năng cương dương và các vấn đề sinh sản, vì cương dương đòi hỏi hoạt động của các cơ trơn được kích hoạt bởi NO. Mặc dù không hiệu quả đối với tất cả mọi người nhưng tỷ lệ đáng kể các trường hợp vô sinh nam (lên đến 92% – theo một số nghiên cứu) có thể được điều trị bằng bổ sung L-arginine kết hợp với các chất khác, chất chống oxy hóa hoặc chống viêm.
Ngay cả phụ nữ cũng có thể nhận được lợi ích từ L-arginine – các bác sĩ đôi khi kê toa các loại kem bôi có chứa amino acid này để giúp chữa lành các vết loét gây ra bởi bệnh đường tình dục và điều trị vô sinh ở cả hai giới.
7. Lợi ích đối với trẻ em
Arginine là loại chất không thể thiếu và rất cần thiết đối với cơ thể trẻ em. Chúng có khả năng giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, arginine còn hỗ trợ thận đào thải các chất cặn bã, hay độc tố ra khỏi cơ thể trẻ.
Ngoài ra, đối với trẻ sinh non hay thiếu tháng, arginine còn có công dụng ngăn ngừa bệnh viêm đường tiêu hóa. Khi cơ thể được cung cấp arginine với liều lượng hợp lý hàng ngày, sẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe, tránh các trường hợp suy nhược, mệt mỏi và đặc biệt là suy dinh dưỡng. Ngược lại, thiếu arginine sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn và dễ mắc bệnh hơn.
8. Arginin đối với bệnh Gan.
Arginine được biết đến loại một loại thuốc có tác dụng bổ gan, cụ thể: hỗ trợ tình trạng suy gan, điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan. Đặc biệt, arginine được biết đến là một thực phẩm giúp tăng cường chức năng của gan, đồng thời làm cản những độc tố có hại đến sức khỏe và sự phát triển của gan.
Nhu cầu Arginine
Cơ thể có thể tự sản xuất L-arginine nhưng phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, mức độ viêm, bệnh tim mạch, giới tính, chất lượng chế độ ăn uống và di truyền. Một số lý do khiến một số người không thể sản xuất L-arginine đầy đủ bao gồm ăn chay / thuần chay, sức khỏe tiêu hóa kém khiến protein chuyển hóa trở nên khó khăn, mất cân bằng oxy hóa do gốc tự do (do chế độ ăn uống), căng thẳng hoặc ô nhiễm, hút thuốc và các yếu tố di truyền.
Cách bổ sung L-Arginine
Có 2 cách để bạn bổ sung arginine hàng ngày:
- Sử dụng thực phẩm giàu arginine
- Sử dụng thực phẩm chức năng chứa arginine
Một số nguồn tự nhiên tốt nhất của L-arginine bao gồm:
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua lên men bằng kefir và pho mát tươi
- Thịt bò hoặc thịt động vật được nuôi bằng cỏ
- Gia cầm (gà tây, gà, vịt…)
- Gan và nội tạng (như gan gà )
- Cá tự nhiên
- Hạt mè
- Hạt bí ngô
- Hạt giống hoa hướng dương
- Rong biển và rau biển
- Spirulina
- Quả hạch brazil
- Quả óc chó
- Hạnh nhân
- Dừa (phần cùi dừa)