Triệu chứng cảm lạnh có thể loại trừ trong 2 ngày. 70% người bị cảm lạnh sẽ thấy khá hơn trong 1 tuần. Nhưng không bình thường nếu triệu chứng kéo dài tới 2 tuần.
Thỉnh thoảng, một số việc vô tình hay hữu ý sẽ làm tình trạng bệnh kéo dài hơn mong đợi. Hãy xem tại sao bạn lại bị ốm lâu hơn bình thường như vậy nhé?
Thiếu sự nghỉ ngơi
Ngủ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Thực thế, một nghiên cứu đăng tải đầu năm nay trên tạp chí Những thành tựu Y học trong nước (Mỹ) đã chứng minh rằng những người mà ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm sẽ cần gấp 3 lần về mặt thời gian để có thể “thoát” khỏi chứng cảm lạnh so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên.
Khi bị cảm lạnh, tình trạng mỏi mệt và các triệu chứng của bệnh sẽ không giảm nhanh nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng làm thế nào để dẹp bỏ được mọi việc sang một bên trong lúc “khật khừ”? Thật không dễ!
Uống ít nước
Chất lỏng đóng vai trò quan trọng của quá trình hồi phục. Nếu bệnh cảm lạnh không lui thì cần bổ sung nhiều nước trắng hay nước quả hơn nữa.
Thiếu chất lỏng sẽ gây khó chịu và có thể dẫn tới tình trạng khử nước, bởi vì nhu cầu nước tăng lên khi bạn ốm trong khi tình trạng hao hụt cũng rất mạnh. Trong một số trường hợp, thiếu nước làm cho các triệu chứng bệnh tật kéo dài.
Dùng nhiều thuốc ngăn tiết dịch mũi
Bất kỳ ai muốn ngủ khi mũi đang ngào ngạt đều hiểu rằng cần phải dùng loại thuốc làm thông mũi. Chỉ một chút thuốc nhỏ mũi sẽ không vấn đề gì nhưng quá nhiều có thể sẽ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và kéo dài các triệu chứng cảm lạnh.
Thực tế, nước mới là loại thuốc lý tưởng giúp chất nhầy đẩy nhanh ra khỏi đường thở, giúp người bệnh dễ thở hơn (uống nhiều nước sẽ làm tăng tiết chất dịch, làm chấy nhầy loãng ra; hoặc dùng nước muối xịt để làm sạch đường thở).
Trị sai bệnh
Cảm lạnh rất dễ nhầm với các bệnh khác như viêm xoang hay dị ứng. Vì thế nếu điều trị theo hướng cảm lạnh đến vài ngày mà không thấy tình hình khá hơn thì đó là cách điều trị sai.
Dễ nhầm lẫn nhất là dị ứng vì dị ứng có các biểu hương tương tự hoặc rất giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, có những đặc trưng để phân biệt. Cả lạnh thường biểu hiện từ vùng cổ trở lên và thường đạt “đỉnh” sau 1 vài ngày. Dị ứng lại thường từ tay và diễn tiến chậm, các triệu chứng dai dẳng.
Mặc dù dị ứng và cảm lạnh đều có thể gây ra ho, chảy nước mũi và hắt hơi, chúng cũng có thể gây đau cơ, mỏi mệt và làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng biểu hiện của cảm lạnh có tính rõ rệt hơn so với dị ứng.
Theo chuyên gia y tế Mỹ, một cách thử phân biệt giữa cảm lạnh với cảm cúm là uống thuốc kháng histamine. Nếu cảm thấy tình trạng đột nhiên khá lên thì chắc chắn đó là dị ứng”.
Một nguyên nhân khác khiến các triệu chứng cảm lạnh dai dẳng là bị viêm xoang, bệnh thường gặp ở những người hay bị cảm lạnh. Viêm xoang khó chẩn đoán, đặc biệt là giai đoạn đầu nhưng có một số dấu hiệu điển hình như: đau ở mặt, đau đầu, sốt, có mủ mũi màu vàng hoặc xanh. Lúc này kháng sinh mới giúp dứt bệnh.
Quá tin vào thảo dược
Tất cả chúng ta đều được khuyên nên áp dụng một phương thức giải cảm dân gian nào đó nhưng uống những loại thảo dược này thường không mang lại tác dụng rõ rệt.
Ngoài ra, việc lạm dụng các vitamin bổ sung (vitamin C, D) cũng có thể làm bạn thất vọng.
Không ngừng luyện tập
Đối với những người luyện tập thể dục thể thao, thật khó để bắt họ ngừng tập chỉ vì mấy triệu chứng ngạt mũi, đau họng.
Tuy nhiên, không nên tập như khi khỏe mạnh bình thường. Cường độ luyện tập cần giảm xuống nếu muốn hệ miễn dịch đủ sức chống chọi với virus gây bệnh.
Nhân Hà – TheoEW